Tiếp tục đầu tư vào EB-5 hay Chuyển sang EB-2/3

Chuyển biến lịch trên Biểu đồ B đối với diện EB-2 và EB-3

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành Bản tin thị thực tháng 10 năm 2020. Với bản tin này, lịch dành cho diện thị thực EB-2 và EB-3 trên Biểu đồ B đã nhảy vọt. Diện EB-2 nhảy từ ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011. EB-3 nhảy từ ngày 1 tháng 2 năm 2010 đến ngày 1 tháng 1 năm 2015. Ngược lại, các lịch đáo hạn cuối cùng trong Biểu đồ A lại chuyển biến theo tháng chứ không phải theo năm.

Nhiều đương đơn đã bị EB-5 thu hút do thất vọng với tình trạng đi xuống của các danh mục thị thực khác, ví dụ như H1-B, điều này khiến cho họ phải tự đặt câu hỏi về khoản đầu tư EB-5 của mình. Mặc dù bước nhảy vọt về lịch đáo hạn của Ấn Độ lên trạng thái “hiện tại” là tháng 7 năm 2020 chắc chắn là một tin đáng mừng, tuy nhiên các nhà đầu tư EB-5 cũng có một số vấn đề cần phải xem xét.

Đại dịch

Đại dịch COVID-19 đã khiến các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới phải đóng cửa. Nó cũng đã gây ra một số trì hoãn cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Thêm vào đó, ngày 1 tháng 10 là ngày bắt đầu năm tài chính, đó là thời điểm tăng thêm các suất thị thực tiếp theo. Sự trì hoãn do đại dịch cùng với sự bắt đầu năm tài chính mới có thể đã làm sai lệch các con số và khiến lịch bị thay đổi. Có thể sẽ có ít biến động trong các Bản tin thị thực tiếp theo, và lịch có thể lùi lại khi thế giới mở cửa trở lại và đại dịch kết thúc.

Phí hồ sơ

Trong quý đầu tiên và thứ hai của năm tài chính 2020, phí hồ sơ EB-5 chiếm 1,8 tỷ đô la trong doanh thu của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Để nộp Mẫu I-765 cùng với đơn I-485 của họ, đương đơn phải trả một khoản phí bổ sung là 490 đô la Mỹ. Nộp đơn I-131 cùng với đơn I-485 yêu cầu một khoản phí bổ sung là 585 đô la Mỹ.

Chưa được cấp Thẻ Xanh

Lịch trên biểu đồ B hiện tại không tương đương với thị thực nhập cư trong tương lai gần. Ngày ưu tiên của đương đơn phải được liệt kê như trong Biểu đồ A hiện tại (lịch đáo hạn mặc định), nếu không đơn xin thị thực EB-5 của họ sẽ được xếp vào hàng chờ xử lý. Lịch trong Biểu đồ A có thể cách đây đến vài năm. Nhưng Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ chỉ có thể đánh giá đơn xin thị thực của nhà đầu tư và xác định nó đủ điều kiện cấp thẻ xanh cho đến lượt lịch đáo hạn trong Biểu đồ A của nhà đầu tư.

Chuyển sang diện EB-3

Lịch của diện EB-3 trong biểu đồ B đã nhảy lên 5 năm sau, trong khi lịch của diện EB-2 chỉ nhảy lên 2 năm. Tuy nhiên, trong Biểu đồ A, điều này có thể tạo thêm tồn đọng cho EB-3, vì nhiều đương đơn EB-2 có khả năng sẽ chuyển sang EB-3 để tận dụng lịch này. Nếu lịch EB-2 nhảy lên trước EB-3 thì đương đơn đã rút khỏi EB-2 có thể sẽ bỏ lỡ lịch đó. Khi chuyển sang diện EB-3 hoặc các danh mục thị thực khác, con cái của đương đơn EB-2 cũng có thể vượt quá tuổi được bảo lãnh trong thời gian chờ.

Con cái vượt quá tuổi được bảo lãnh

Những cha mẹ đóng vai trò là người bảo lãnh trong các chương trình EB-2 và EB-3 vẫn phải đối mặt với tình trạng tồn đọng và nguy cơ con của họ lớn lên vượt quá tuổi được bảo lãnh rồi không nhận được thẻ xanh. Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ sẽ không xác định một đứa trẻ có đủ điều kiện để xin thị thực nhập cư hay không cho đến khi có ngày ưu tiên của cha mẹ chúng trong Biểu đồ A. Theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA), việc nộp đơn I-140 có thể đóng băng độ tuổi của trẻ em dưới 21 tuổi. Nhưng tuổi của đứa trẻ sẽ bắt đầu được tính lại khi mẫu I-140 của đương đơn được chấp thuận. Muốn xác định tuổi của một đứa trẻ phải xem Biểu đồ A chứ không phải Biểu đồ B.

Tôi có nên tiếp tục đầu tư vào EB-5?

Nói tóm lại, có. Nếu quý vị là công dân Ấn Độ đang theo đuổi việc thường trú dài hạn tại Hoa Kỳ, thì đầu tư vào EB5 vẫn là lựa chọn tốt nhất và nhanh nhất, ngay cả khi ngày ưu tiên của quý vị không nằm trong khoảng năm 2009 hoặc 2010. Việc rút khỏi chương trình EB-5 là điều không nên. Biểu đồ A chỉ nhích lịch lên một vài tháng đối với diện EB-2 và EB-3. Những đương đơn trong các chương trình đó có thể không nhận được thẻ xanh trong nhiều năm tới và việc rút tiền đầu tư khỏi một chương trình “có rủi ro” sẽ đi kèm với những thách thức riêng của nó.

Có rất nhiều lựa chọn mà các nhà đầu tư EB-5 có thể suy nghĩ đến. Trước khi xem xét chuyển diện hoặc rút lại hồ sơ, đương đơn EB-5 nên tìm kiếm sự cố vấn từ các chuyên gia nhập cư để thảo luận về tất cả các cân nhắc này.

Menu