Phán quyết của Tòa án Liên bang có thể thay đổi hoàn toàn yêu cầu EB-5 “có rủi ro”

Sáng kiến di trú theo diện đầu tư của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCUS), Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư EB-5, có thể sắp có sự thay đổi căn bản sau khi tòa án liên bang đưa ra phán quyết lật ngược việc từ chối EB-5, dựa trên sự diễn giải của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCUS) về việc mua lại có bảo đảm. Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Chờ đón sắp tới có thể là những thay đổi lớn đối với yêu cầu EB-5 “có rủi ro”. Hãy cùng xem những phân tích sau…

Yêu cầu EB-5 “có rủi ro”

Số vốn trên mỗi khoản đầu tư EB-5 phải duy trì trạng thái rủi ro trong toàn bộ thời gian đầu tư (thường là hai năm) để nhà đầu tư có đủ điều kiện nhận thẻ xanh. Nói một cách dễ hiểu thì điều này không có nghĩa là khoản đầu tư EB5 phải “đầy rủi ro”. Nói đúng hơn thì cơ hội thu lợi luôn đi đôi với rủi ro tổn thất khi đầu tư vào EB-5.

Tranh cãi về việc mua lại có bảo đảm

Vì vốn đầu tư EB-5 phải duy trì tính rủi ro trong suốt thời gian đầu tư, nên việc mua lại có bảo đảm thường bị cấm. Do đó, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ thường xuyên từ chối các đơn I-526 liên quan đến việc này. Tranh luận nằm ở thực tế rằng không phải mọi hoạt động mua lại có đảm bảo trên thực tế đều không có rủi ro. Ví dụ, những khoản phụ thuộc vào dòng tiền của doanh nghiệp thương mại mới (NCE) phải chịu rủi ro thua lỗ là sự thực. Đây chính xác là lập luận mà Klasko Immigration Law Partners, tập đoàn luật sư nổi tiếng về di trú, đã đưa ra khi họ đưa Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ ra tòa vì việc từ chối đơn I-526 liên quan đến “quyền chọn bán”, đây là quyền cho phép nhà đầu tư bán lại khoản đầu tư EB5 trong tương lai.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn cách thức xử lý vụ việc kháng cáo của liên bang…

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ từ chối năm hồ sơ đầu tư EB-5 của Trung Quốc

Ban đầu có năm nhà đầu tư EB-5 Trung Quốc tham gia vào một dự án cơ sở sinh hoạt cao cấp có trụ sở tại vùng nông thôn Washington. Tất cả các đơn xin của họ đều nêu rõ “quyền chọn bán” trong các điều khoản đầu tư EB5. Kết quả là Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đã từ chối tất cả năm hồ sơ này, với lý do “các khoản đầu tư không đủ điều kiện”. Ban đầu, tòa án đứng về phía Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau khi kháng cáo, một thẩm phán liên bang đã phán quyết rằng cơ quan di trú đã không đưa ra được lời bào chữa hợp lý. Họ cũng cho rằng Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đang làm việc theo cách diễn giải không hợp lý về yêu cầu “có rủi ro”.

Bằng cách nào mà người phân xử có thể đưa ra quyết định từ chối?

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đã trình bày Vụ Izummi như luận cứ biện hộ mấu chốt của họ, trong đó quy định cụ thể các thỏa thuận mua lại bị cấm. Sổ tay Chính sách của tổ chức nêu rõ rằng việc mua lại không cần phải được đảm bảo để coi khoản đầu tư EB-5 là không được cho phép. Nếu các điều khoản đầu tư bao gồm quyền cho phép nhà đầu tư yêu cầu mua lại, thì đó là cơ sở để từ chối.

Đây rõ ràng là một mâu thuẫn trong các chỉ dẫn và trở thành chi tiết khiến người xét duyệt có thể đã đi đến quyết định từ chối các đơn xin đáng ngờ. Trên thực tế, vụ Izummi là một trường hợp được nhiều người coi là tiền lệ trong những tình huống này. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của tòa án liên bang đã bác bỏ biện hộ của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ và phán quyết của tòa án này về cơ bản bổ sung định nghĩa của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ về “rủi ro” và gạt đi phần lớn các quy định của họ về việc mua lại.

Tòa án phúc thẩm liên bang cho biết Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đã sai sót trong cách diễn giải thế nào là “Có rủi ro”

Theo Tòa phúc thẩm Liên bang, quyền chọn bán được mô tả trong hồ sơ của nhà đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào dòng tiền do dự án tạo ra. Nếu các doanh nghiệp thương mại mới (NCE) không thể tạo ra đủ doanh thu, các nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp thương mại mới phát triển mạnh mẽ, thì các nhà đầu tư cũng sẽ thu được lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ. Do đó, trên thực tế, những khoản đầu tư này đã bao gồm cả rủi ro tổn thất và cơ hội thu lợi – chính xác là những gì cần thiết để đáp ứng yêu cầu có rủi ro của EB-5.

Khi Tòa phúc thẩm xác định các nhà đầu tư EB-5 của Trung Quốc trên thực tế đã đáp ứng yêu cầu rủi ro, họ cho rằng Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đã sai lầm trong cách giải thích định nghĩa vốn vẫn duy trì trạng thái “rủi ro”. Những người xét duyệt được cho là đã diễn giải “quyền chọn bán” theo hướng mà khả năng thu lợi phủ định khả năng tổn thất theo cách nào đó. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này sẽ dẫn đến việc các khoản đầu tư không bao giờ được coi là “rủi ro” vì luôn có khả năng thành công trong kinh doanh.

Tương lai tiềm năng cho Yêu cầu “Có rủi ro” của EB-5

Quyết định của tòa án tuân theo một chỉ dẫn của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ – định nghĩa cụ thể hơn về điều gì tạo nên khoản đầu tư “có rủi ro” – một chỉ dẫn mang tính đại cương có thể khiến quy định về yêu cầu EB-5 “có rủi ro” trở nên mơ hồ. Đứng về phía các nhà đầu tư trong trường hợp này, quyết định của tòa án liên bang đã vô hiệu hóa một cách hữu hiệu một phân đoạn quan trọng trong các quy định yêu cầu “có rủi ro” của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Phán quyết có khả năng gây ra sự gia tăng kháng nghị đối với các đơn EB-5 bị từ chối tương tự, điều này có thể kích hoạt các thay đổi đối với các chỉ dẫn chính thức của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ lên việc xét duyệt liên quan đến yêu cầu “có rủi ro”. Điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới, vì nó thắp lên hy vọng về một cuộc sống ở Hoa Kỳ đối với các nhà đầu tư từng cho rằng quá trình xét xử không công bằng, thì giờ toà án đã đưa ra phán quyết khác.

Menu