Luật sư EB-5 thay đổi hướng tiếp cận với sự chậm trễ bất hợp lý

Nhà đầu tư EB-5 có thể làm gì khi mất quá nhiều thời gian chờ đợi một cách bất hợp lý? Tại sao có vẻ như các luật sư EB-5 không khuyến khích khách hàng nộp đơn kiện để hồ sơ được thẩm định nhanh hơn? Đây là những câu hỏi hóc búa mà các chuyên gia pháp lý giỏi nhất trong ngành thường xuyên trả lời các khách hàng đầu tư EB-5. Và câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ nghe.

Như hiện tại, việc duy nhất còn hiệu quả đối với các nhà đầu tư EB-5 và luật sư của họ để Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) bắt tay vào việc xem xét các hồ sơ I-829 và I-526 còn tồn đọng trong hệ thống là nộp đơn yêu cầu lệnh của tòa án. Thật không may, theo thời gian, các luật sư có kinh nghiệm đã chỉ định biện pháp này là biện pháp cuối cùng trong trường hợp thời gian chờ đợi trở nên quá lâu (tức là vượt quá thời gian thụ lý đã công bố).

Việc nộp đơn yêu cầu lệnh thi hành của tòa án có tác dụng bắt buộc các chuyên viên phê duyệt hồ sơ phải tuân thủ thời hạn và ngay lập tức thụ lý hồ sơ đầu tư, có thể dẫn đến rủi ro hồ sơ bị từ chối khi có câu hỏi liên quan đến hồ sơ của nhà đầu tư. Trong quá trình xử lý thông thường, USCIS có thể chỉ cần đưa ra yêu cầu cung cấp bằng chứng (RFE), cho phép đương đơn một cơ hội khác để điều chỉnh những điểm mâu thuẫn hoặc thiếu sót trong hồ sơ, nhưng khả năng này có thể không xảy ra khi việc xử lý hồ sơ bị bắt buộc bởi lệnh của tòa án. Nếu đơn I-526 hoặc I-829 không đủ thông tin để được chấp thuận, USCIS sẽ từ chối thay vì yêu cầu cung cấp bằng chứng nếu việc thẩm định đang dựa trên lệnh của tòa án.

Đã đến lúc để định nghĩa lại khái niệm “thời gian chờ xét duyệt hợp lý”

Theo các định nghĩa thường được chấp nhận của các thuật ngữ như “thời gian chờ xét duyệt hợp lý” và “chậm trễ quá mức”, kết quả các trường hợp yêu cầu lệnh từ toà án thay đổi rất ít và rất hiếm khi được giải quyết. Chỉ những trường hợp có hồ sơ bị xét duyệt quá lâu mới có được giải quyết và thậm chí sau đó, chính phủ Hoa Kỳ thường gửi đề nghị giải thể trực tiếp ngay sau các đơn khiếu nại được đệ trình bởi một số ít nhà đầu tư định cư buộc phải làm như vậy.

Đây là một quy chuẩn chung và các chuyên gia trong ngành dường như tin rằng nếu không có nỗ lực thực sự để thay đổi, tình trạng chậm trễ trong xét duyệt hồ sơ sẽ chỉ tăng thêm. Tại sao? Bởi vì chính Văn phòng Đầu tư Nhập cư (IPO) là người xác định “thời gian chờ xét duyệt hợp lý” là gì, chứ không phải để các nhà đầu tư phải chờ đợi. Đáp lại, các chuyên gia pháp lý đại diện cho những nhà đầu tư đang ngày càng mệt mỏi và thất vọng đã cùng nhau giải quyết thông qua kiện tụng.

Luật sư EB-5 sẵn sàng tranh tụng

Khi xem lại các Bản tin Thị thực gần đây, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể thấy thời gian xử lý mà Văn phòng Đầu tư Nhập cư công bố ngày càng tăng, khi định nghĩa về “thời gian chờ xét duyệt quá mức” là vượt quá thời gian chờ đã công bố, chỉ có thể ngụ ý rằng: việc chậm xử lý hồ sơ “hợp lý” cũng hiển nhiên được mở rộng. Đây là vấn đề cốt lõi mà các luật sư EB-5 đang sẵn sàng đấu tranh và nhiều người coi kiện tụng là con đường khả thi duy nhất để xác định lại điều gì được gọi là trì hoãn hợp lý.

Thời Gian Xử Lý Đã Công Bố Không Cho Biết Thời Điểm Nào Trì Hoãn Được Xem Là Hợp Lý
Theo một số chuyên gia trong ngành, việc tách thời gian xử lý được công bố với một định nghĩa mang tính chủ quan về “thời gian chờ xét duyệt hợp lý” để xử lý các hồ đầu tư EB-5 sẽ là một động thái thiết thực đối với các luật sư tranh tụng EB-5. USCIS từng có ý dùng thời gian xử lý được công bố để giải thích ngữ cảnh về tình trạng chậm trễ đã xảy. Về mặt pháp lý, những thông tin được công bố này không thể nào chứng minh được sự chậm trễ là không hợp lý. Chúng ta cần một hướng dẫn phù hợp hơn để giúp xác định lại thời gian xử lý “hợp lý” là như thế nào.

Như Những Thay Đổi Có Chủ Đích Của Quốc Hội, Luật Pháp Cũng Nên Diều Chỉnh

Bằng chứng bổ sung về sự cần thiết phải định nghĩa lại các điều khoản liên quan đến sự chậm trễ xử lý hồ sơ là dự định của Quốc hội, cả về trong quá khứ và hiện tại. Dự định của Quốc hội đóng vai trò như một hướng dẫn đáng tin cậy đã có từ 20 năm trước, khi Quốc hội lần đầu tiên bày tỏ lo ngại về việc phải xử lý quá nhiều hồ sơ phúc lợi cho người nhập cư. Vào thời điểm đó, họ đã trao quyền cho các quỹ được phân bổ để giải quyết các tồn đọng trên tất cả các hồ sơ hơn sáu tháng. Quy định mới thuộc Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch: “việc xử lý đơn xin phúc lợi nhập cư phải được hoàn thành không muộn hơn 180 ngày sau ngày nộp đơn đầu tiên”.

Mãi cho đến khi Bộ An ninh nội địa được thành lập, Quốc hội mới sửa đổi những chồng chéo trong quy định kéo dài thời hạn từ 180 ngày lên cả năm. Sự thay đổi này là lần đầu tiên định nghĩa lại thời gian chờ xét duyệt “hợp lý” – tăng gấp đôi vào thời điểm mà các nhà lập pháp cảm thấy cần bổ sung thêm thời gian. Câu hỏi đặt ra là liệu một khoảng thời gian dài như vậy có còn cần thiết hay không và chỉ những số liệu thực tế từ chính IPO mới có thể cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định.

Những thông tin chi tiết mà IPO có thể cung cấp

Đầu tiên, việc đánh giá các chỉ số của IPO sẽ cho phép các chuyên gia di trú ghi nhận được công suất làm việc tại văn phòng. Đây là dữ liệu từ năm 2019:

  • (212) chuyên viên thẩm định năm 2018
  • Trung bình tốn 8,65 giờ để xử lý một đơn I-526

Bây giờ, giả sử chỉ một nửa trong số những chuyên viên thẩm định đó dành 100% giờ làm việc của họ cho việc xem xét hồ sơ I-526. Đây là kết quả sau khi tính toán:

  • (106) chuyên viên x 40 giờ/tuần x 50 tuần/năm = 212.000 giờ làm việc dành xử lý riêng cho đơn I-526 (thời gian làm việc chuyên dụng).

Khi phân chia thời gian tiếp cận hồ sơ – khoảng thời gian trung bình mà một chuyên viên cần để xử lý đơn I-526 – thành những giờ làm việc chuyên dụng, ta sẽ có được công suất làm việc. Trong ví dụ này, phương trình gần giống như sau:

  • 212.000 giờ làm việc chuyên dụng/8,65 giờ tiếp cận hồ sơ = 24.508 đơn

Dựa trên đánh giá dữ liệu năm 2019, IPO có khả năng xử lý hơn 24.500 đơn I-526 trong năm đó. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ các đơn, mà về mặt lý thuyết IPO có đủ khả năng xử lý, được hoàn tất trên thực tế. Đương nhiên, mọi trường hợp EB-5 đều bao gồm một loạt các hoàn cảnh riêng phải được tính thêm vào thời gian xử lý thực tế và sự khác biệt này có lẽ là một phần lớn của vấn đề. Các vấn đề khác là vị thế cửa quyền của USCIS và mức độ ưu tiên của IPO đối với những sự chậm trễ đó.

Chứng nhận Đặc khu đầu tư và Phương pháp Tiếp cận Thị thực Còn hạn của IPO

Là một biện pháp nhằm hợp lý hóa việc xử lý đầu tư, USCIS giải thích việc cấp quyền theo luật định trong Chương trình Đầu tư vào Đặc khu EB-5 có nghĩa là việc ưu tiên các hồ sơ EB-5 của các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào một đặc khu. Hơn nữa, các dự án có mẫu đơn được phê duyệt trong hồ sơ gần như tự động được thông qua. Mặc dù mục đích là tạo ra một cách tiếp cận xử lý hiệu quả hơn, nhưng kết quả là những người tham gia đầu tư EB-5 đủ tiêu chuẩn khác bị gạt sang một bên và phải chờ một khoảng thời gian không xác định.

Kết hợp hệ quả không mong muốn này với việc triển khai phương pháp tiếp cận thị thực mới của IPO gần đây, cơ quan này ưu tiên các hồ sơ đầu tư EB-5 dựa trên các quốc gia có thị thực còn thời hạn và không có câu trả lời nào tốt hơn về thời gian chờ đợi xét duyệt quá lâu.

Luật sư EB-5 để tìm tòi các chiến lược hành động nhóm

Các hoàn cảnh xung quanh mỗi khoản đầu tư EB-5 là khác nhau. Theo sau là USCIS và IPO có vô số lý do bào chữa cho sự chậm trễ này. Điều này làm tăng thêm những khó khăn trong việc thay đổi các tiêu chuẩn được coi là hợp lý trong thời gian chờ xử lý. Hết lần này đến lần khác, các tổ chức này sử dụng thời gian chờ xử lý được công bố để bảo vệ chính mình. Ngoài ra, kiện tụng trong một trường hợp cụ thể thường thậm chí không phải là một giải pháp cho đến khi một nhà đầu tư đã đợi đến hai năm để hồ sơ của họ được xử lý. Phần tồi tệ nhất là thủ tục tố tụng làm tăng chi phí, mức độ căng thẳng và rủi ro đầu tư EB-5 về tổng thể.

Vì những lý do này, sự đổi mới trong tranh tụng đã trở thành một điều cần thiết và những thách thức này đã làm nảy sinh một tư duy mới trong cộng đồng pháp lý EB-5. Cụ thể, các hành động nhóm trong một khuôn khổ pháp lý nhỏ hơn có thể là một chiến lược khôn ngoan. Con đường này sẽ góp phần thúc đẩy USCIS giải quyết cho các nhóm nhà đầu tư cá nhân nhỏ hơn hiện đang đối mặt với tình trạng chậm trễ tương tự. Một vụ kiện có thể buộc yêu cầu cung cấp hồ sơ quản lý, trong khi một vụ kiện khác có thể sẽ có phán quyết ngay lập tức. Trên thực tế, hệ thống tòa án sẽ biến thành nơi thử nghiệm để tạo ra các án lệ mới về việc xác định thời gian chậm trễ hợp lý.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn trong cộng đồng pháp lý EB-5 tại thời điểm này: Phải thử liều mới có cơ may. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm kiếm những cách thức mới và sáng tạo để bảo vệ cộng đồng của Chương trình Đầu tư định cư EB-5 đều tốt hơn là không có hành động nào cả.

Menu