Thời gian chờ đợi lâu không phải là điều mới mẻ trong việc xử lý đơn đăng ký Chương Trình Đầu Tư Định Cư Diện EB-5. Điều này đặc biệt đúng đối với nhà đầu tư đến từ các quốc gia đang gặp tình trạng tồn đọng thị thực. Tuy nhiên, chương trình EB-5 vẫn là một trong những con đường đơn giản nhất để trở thành thường trú nhân của Hoa Kỳ, và nhu cầu quá mức đối với chương trình là một trong những yếu tố chính góp phần gây xử lý chậm trễ. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất và mọi người tham gia đầu tư EB5 nên biết rằng có vô số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi quá trình xử lý.
Quy Trình Hai Bước Để Nhận Thị Thực EB-5
Để nhận trạng thái thường trú nhân có điều kiện thông qua chương trình đầu tư diện EB-5, mỗi nhà đầu tư đủ điều kiện phải hoàn thành quy trình gồm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, nhà đầu tư nộp đơn I-526. Tuy nhiên, đối với hầu hết nhà đầu tư đến từ các quốc gia có nhiều tồn đọng thị thực, việc chấp thuận đơn I-526 không đồng nghĩa với việc kết thúc thời gian chờ đợi để nhận tình trạng thường trú nhân có điều kiện. Sau khi đơn thỉnh cầu được chấp thuận, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu quá trình nộp đơn xin thẻ xanh Hoa Kỳ. Để tạo sự cân bằng giữa nguồn cung thị thực EB-5 có hạn và nhu cầu thị thực cao, Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã thiết lập một hệ thống mà trong đó họ phát hành Bản tin thị thực hàng tháng. Các bản tin này nêu giới hạn số lượng thị thực EB-5 mà nhà đầu tư có thể thỉnh cầu dựa trên ngày ưu tiên của họ hoặc ngày USCIS nhận được đơn thỉnh cầu của họ.
Bản Tin Thị Thực Và Sự Chậm Trễ Có Liên Quan
Mặc dù hầu hết những người tham gia chương trình sở hữu khoản đầu tư EB5 có hiệu lực đều đủ điều kiện nộp đơn xin thị thực EB-5 ngay sau khi đơn I-526 được chấp thuận, nhưng không phải mọi công dân nước ngoài đều như vậy. Ở các quốc gia đặc biệt tồn đọng thị thực (chỉ có Trung Quốc, tính đến tháng 11 năm 2020), các nhà đầu tư phải đợi để nộp đơn xin thẻ xanh. Bởi vì chỉ nhà đầu tư từ các quốc gia được đánh dấu “không tồn đọng” trong Biểu đồ B của Bản tin Thị thực hàng tháng mới có thể nộp đơn đăng ký làm thường trú nhân Hoa Kỳ.
Hơn nữa, ngay cả tình trạng “không tồn đọng” cũng không loại trừ mọi sự chậm trễ mà nhà đầu tư EB-5 có thể gặp trên hành trình tiến đến cuộc sống ở Hoa Kỳ. Những người hy vọng vào chương trình EB-5 cũng nên xem xét các yếu tố như năng suất và nhân lực của USCIS, tình hình hoạt động của đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ và các sự kiện khác không thể lường trước có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Ví dụ, đại dịch COVID-19 dẫn đến sự đóng cửa toàn cầu đã khiến vô số nhà đầu tư diện EB-5 rơi vào tình trạng bị lãng quên việc xử lý đơn kể từ khi đợt bùng phát dịch bắt đầu. Ví dụ này cũng như một lời nhắc nhở rằng ngay cả khi ngày ưu tiên gần nhất thay đổi thành trạng thái không tồn đọng cũng không đảm bảo cho việc cấp thị thực EB-5 vào ngày đó. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách mà một sự kiện như thế có thể khiến thời gian chờ thị thực EB-5 kéo dài hơn.
Những Ảnh Hưởng Của Đại Dịch Toàn Cầu Đối Với Việc Xử Lý EB-5
Không phải USCIS, mà chính là đại dịch COVID-19 chịu trách nhiệm cho lượng cấp thị thực EB-5 thấp đáng kể vào năm 2020. Loại virus này lây lan nhanh hơn dự đoán của bất kỳ ai, khiến toàn cầu nhanh chóng bị mất cân bằng và gần như mọi nơi bị đại dịch càn quét qua đều tạm thời đóng cửa, bao gồm cả các văn phòng lãnh sự quán và đại sứ quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Đóng cửa nghĩa là không có phỏng vấn thị thực. Không có phỏng vấn thị thực nghĩa là không có thẻ xanh Hoa Kỳ nào được cấp. Hàng ngàn người tham gia đầu tư EB-5 đã không thể xin thị thực.
Trường hợp ngoại lệ duy nhất là gì? Đó là các nhà đầu tư EB-5 đã và đang sống ở Hoa Kỳ. Bởi vì họ có thể bỏ qua việc phải đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) và chỉ cần hoàn thành đơn I-485 để điều chỉnh trạng thái nhập cư, các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ đã trở thành nhóm người hưởng lợi chính của chương trình EB-5 trong thời gian đại dịch. Khi các thời hạn xét duyệt đơn được liệt kê trong Bản tin thị thực hàng tháng bị lùi lại do hệ quả của đại dịch, thì điều này cuối cùng chỉ mang lại lợi ích cho những người đang muốn điều chỉnh trạng thái của họ để làm phương tiện đăng ký thẻ xanh Hoa Kỳ — ít nhất là trong khoảng thời gian tạm thời. Thông thường, tất cả các đơn đăng ký – trong nước và ngoài nước – đều bị ảnh hưởng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, thời kỳ COVID-19 còn lâu mới khiến mọi thứ trở lại bình thường.
Trạng Thái “Không Tồn Đọng” Của ́n Độ Không Đồng Nghĩa Với Thời Gian Xử Lý Nhanh Hơn
Có vẻ như toàn bộ ngành EB-5 đều vui mừng khi thời hạn thụ lý đơn cho Ấn Độ cuối cùng đã được đánh dấu là “không tồn đọng” vào tháng 7 năm 2020 và theo dự đoán của các quan chức Bộ phận Báo cáo và Kiểm soát Thị thực thì thời hạn thụ lý đơn phải đến tận tháng 11 năm 2020. Vậy tại sao những người tham gia đầu tư diện EB-5 của Ấn Độ có thể phải tiếp tục chờ đợi? Vì nó phụ thuộc vào vị trí của các nhà đầu tư từ Ấn Độ trong quy trình EB-5 vào thời điểm này. Hãy nhớ rằng, đăng ký thị thực EB-5 là một quá trình gồm hai bước. Tuy rằng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã được chấp thuận đơn I-526, họ vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tồn đọng thị thực để nhận thị thực của mình. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư Ấn Độ vẫn chưa hoàn tất quá trình xét duyệt cho bộ đơn I-526 của họ.
Theo thông lệ thì Bản tin Thị thực không xem xét đến các đơn thỉnh cầu chưa được chấp thuận khi tính toán trạng thái. Kết quả là, trạng thái của nước này dường như có một bước nhảy vọt khổng lồ, nhưng trên thực tế, hàng nghìn nhà đầu tư diện EB-5 của Ấn Độ đã bị lùi lại phía sau một cách có hệ thống. Khi chúng ta thấy nhiều đợt xét duyệt đã hoàn thành, nghĩa là ngày hành động cuối cùng có thể sẽ lùi lại một lần nữa và tùy theo số liệu thực tế, Ấn Độ có thể phải đối mặt với tình trạng tồn đọng thị thực một lần nữa.